BỆNH THẬN – TIẾT NIỆU: CÓ THỂ PHÒNG NGỪA?

Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đây là loại bệnh hay gặp nhất của đường tiết niệu phải, trong đó viêm niệu đạo, viêm bàng quang và viêm thận do vi sinh vật gây bệnh (nhiễm trùng tiết niệu) là đáng kể hơn cả. Nhiễm trùng tiết niệu chủ yếu do vi khuẩn đường ruột, điển hình là vi khuẩn E.coli, Proteus, thứ đến là vi khuẩn tụ cầu hoại sinh, trực khuẩn mủ xanh (P. aerruginosa), đặc biệt nguy hiểm là do vi khuẩn lao (lao thận, lao bàng quang), vi khuẩn lậu, vi khuẩn Chlamydia, Mycoplasma. Ngày nay, viêm bàng quang gặp với tỷ lệ cao hơn cả trong các bệnh viêm tiết niệu. Là cơ quan chứa đựng nước tiểu, vì một lý do nào đó làm cho nước tiểu ứ đọng lâu (nhịn tiểu, tiểu rắt…) rất có nguy cơ nước tiểu sẽ bị nhiễm trùng, từ đó gây viêm bàng quang và lan lên gây nhiễm trùng thận.

Viêm bàng quang có thể do viêm ngược dòng từ niệu đạo đi lên. Viêm niệu đạo là một căn bệnh gặp chủ yếu ở lứa tuổi trưởng thành. Ở độ tuổi này, viêm niệu đạo do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phải kể đến viêm niệu đạo cấp, mạn tính do vi khuẩn lậu cầu, vi khuẩn Chlamydia, Mycoplasma bởi quan hệ tình dục do đối tác mắc bệnh về đường sinh dục – tiết niệu. Viêm niệu đạo, viêm bàng quang không chỉ gặp ở người trưởng thành, còn gặp ở trẻ em cả trẻ trai, trẻ gái, đặc biệt trẻ trai bị hẹp bao quy đầu do mỗi lần trẻ đi tiểu khó, nước tiểu ứ đọng gây nhiễm vi khuẩn, vi nấm, lan lên gây viêm bàng quang. Viêm niệu đạo do vi khuẩn lậu, Chalmydia, Mycoplasma có thể dẫn đến hẹp niệu đạo. Hẹp niệu đạo còn có thể do chấn thương, do nong niệu đạo nhiều lần. Hẹp niệu đạo điều trị gặp không ít khó khăn.

Nhiễm trùng thận: Có thể do vi khuẩn có trong máu bởi nhiễm trùng huyết hoặc trong các trường hợp vãng trùng huyết (có vi khuẩn đi qua trong máu nhưng không gây nhiễm trùng) khi dòng máu đi qua thận sẽ gây nhiễm trùng thận hoặc do nhiễm trùng bàng quang lan lên thận gây nhiễm trùng thận (viêm thận ngược dòng). Nhiễm trùng thận, nếu không được chữa trị đúng có thể  viêm thận, bể thận cấp, áp xe quanh thận, nguy hiểm hơn là gây suy thận cấp. Trong bệnh viện, nếu không vô trùng, tiệt trùng tốt có thể gặp nhiễm trùng tiết niệu do các thủ thuật thăm dò, phẫu thuật (nội soi bàng quang, tán sỏi, mổ lấy sỏi…). Ngoài ra, một số bệnh của cơ quan khác trong cơ thể có thể lây nhiễm gây viêm đường tiết niệu cần được lưu ý, đó là lao phổi, bệnh tiền liệt tuyến ở nam giới, bệnh viêm đường sinh dục…

Bệnh sỏi tiết niệu: Trước tiên là sỏi thận, khi sỏi rơi xuống niệu quản, mắc kẹt ở niệu quản thành sỏi niệu quản, nếu không, sỏi sẽ được đi xuống bàng quang gây sỏi bàng quang. Một số sỏi bàng quang có kích thước bé có thể được tống ra ngoài theo nước tiểu đi qua niệu đạo, hãn hữu có trường hợp sỏi mắc kẹt ở đó phải cấp cứu. Sỏi bàng quang, sỏi thận, sỏi niệu đạo là một trong các nguyên nhân gây nhiễm trùng tiết niệu (bàng quang, thận…).

Các bạn có thể tham khảo 1 số sản phẩm theo link dưới đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *