Tác dụng của VTM D3

Vitamin D3 là gì?

Vitamin D hay calciferol là thành phần xuất hiện trong nhiều loại thực phẩm và thực phẩm chức năng trên thị trường. Trong đó, 2 dạng vitamin D có ý nghĩa về mặt sức khỏe là vitamin D2 (ergocalciferol) và vitamin D3 (cholecalciferol).

Vitamin D3 được cơ thể tổng hợp ở da dưới tác động của ánh sáng mặt trời (tia UV). Ngoài ra, chúng ta cũng có thể bổ sung vitamin D3 từ một số loại thực phẩm như cá hồi, cá thu, cá trích, sữa, ngũ cốc,…

Vitamin D3 giúp xương chắc khỏe, được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa các vấn đề về xương như còi xương hay nhuyễn xương. Ngoài ra, bổ sung vitamin D3 còn giúp cải thiện chức năng của tế bào nội mô mạch máu, giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

1.Hỗ trợ xương khỏe mạnh

Vitamin D3 thúc đẩy sự hấp thu canxi, phốt pho ở ruột vào máu, rất cần thiết cho quá trình khoáng hóa xương, giúp tăng cường sức mạnh và duy trì sự toàn vẹn của khung xương.

Một trong những triệu chứng thiếu hụt vitamin D3 nghiêm trọng nhất ở trẻ em là còi xương, một tình trạng đặc trưng bởi xương bị mềm và yếu đi. Tương tự, thiếu vitamin D3 ở người lớn gây tình trạng nhuyễn xương, yếu cơ.

Ngoài ra, nếu thiếu vitamin D đặc biệt là D3 trong thời gian dài còn có nguy cơ cao gây loãng xương.

2.Phát triển cơ bắp

Vitamin D3 góp phần xây dựng cơ bắp khỏe mạnh hơn. Các nghiên cứu cho thấy, những người được bổ sung nhiều vitamin D3 hơn có cơ thể gầy hơn, nhiều cơ hơn, chức năng và sức mạnh của cơ bắp tốt hơn.

3.Kiểm soát insulin

Vitamin D3 có vai trò quan trọng trong việc kích thích tế bào β của tuyến tụy bài tiết insulin thông qua các thụ thể của chúng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, bổ sung vitamin D3 giúp cơ thể tăng tổng hợp, giải phóng và phục hồi quá trình tiết insulin

4.Hạ huyết áp

Vitamin D3 có tác động làm giảm nồng độ renin, một loại hormone do vỏ thượng thận tiết ra gây tăng huyết áp. Các nghiên cứu cho thấy, bổ sung vitamin D3 giúp làm hạ huyết áp ở những bệnh nhân cao huyết áp.

5.Chống viêm

Nhờ các tác dụng tích cực trên hệ miễn dịch nên vitamin D3 có khả năng chống viêm và làm giảm các tình trạng do viêm gây ra. Thiếu hụt vitamin D3 có thể gia tăng tỷ lệ mắc một số bệnh như:

Một nghiên cứu gần đây cho thấy việc bổ sung vitamin D3 trong thai kỳ giúp giảm hơn 20% nguy cơ hen suyễn, thở khò khè tái phát ở trẻ sau 3 tuổi. Tuy nhiên, việc bổ sung bất kỳ loại thực phẩm bổ sung nào trong thai kỳ bạn đều nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để đảm bảo an toàn. 

6.Hỗ trợ sức khoẻ tim mạch

Thiếu vitamin D3 có thể làm gia tăng khả năng mắc các bệnh tim mạch như đột quỵhuyết ápđau tim,…

Vitamin D3 làm giảm nguy cơ suy tim, cải thiện chức năng tim ở những người có cơ tim yếu

7.Giảm trầm cảm

Lượng vitamin D3 thấp có thể liên quan đến chứng trầm cảm. Vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân của sự thiếu hụt vitamin D3 gây ra trầm cảm hay chính bệnh trầm cảm dẫn đến lượng vitamin D3 trong cơ thể thấp.

Do đó, việc tăng lượng vitamin D3 giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm vẫn cần nhiều bằng chứng hơn

8.Cải thiện chức năng miễn dịch

Bổ sung đầy đủ vitamin D3 giúp tăng cường và điều hòa chức năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấpviêm ruộtđái tháo đường tuýp 1,…

Các nghiên cứu cho thấy rằng vitamin D3 đóng một vai trò quan trọng trong chức năng điều hòa miễn dịch, giúp kiểm soát các bệnh tự miễn.

9.Giảm nguy cơ ung thư

Tăng cường bổ sung vitamin D3 có thể giúp làm chậm sự tiến triển của khối u tuyến tiền liệt. Một nghiên cứu lâm sàng trên 25871 bệnh nhân cho thấy, việc bổ sung vitamin D3 làm giảm tỷ lệ ung thư tiến triển (di căn hoặc tử vong).

Một nghiên cứu khác kéo dài 4 năm trên phụ nữ sau mãn kinh có bổ sung vitamin D và canxi thường ngày, khả năng phát triển ung thư của họ giảm 60%

Các bạn có thể tham khảo sản phẩm theo link dưới đây:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *